Các Hình Thức PR Sản Phẩm Một Cách Hiệu Quả Mà Bạn Nên Biết


Hy vọng rằng, qua quá trình tìm hiểu về các hình thức PR sản phẩm hiệu quả mà SD Group tổng hợp phía giúp bạn học được nhiều cách PR cho sản phẩm cũng như kiến thức về Marketing, Quảng cáo và Branding.

1. PR sản phẩm là gì?

PR là viết tắt của Public relations – Quan hệ công chúng, là một hệ thống các hoạt động để cung cấp những đánh giá chính xác và tích cực nhằm khắc phục những đánh giá sai, tiêu cực, thảm hoạ, khủng hoảng, . .. của công chúng mục tiêu đối với một tổ chức, doanh nghiệp, thương hiệu hay một cá nhân nào đó thông qua một bên thứ 3 (như nhà báo, người dẫn chương trình, ...).

Các Hình Thức PR Sản Phẩm

2. Vai trò của hoạt động PR sản phẩm là gì?

Để thật sự "chạm" được khách hàng mục tiêu thì việc quảng cáo (tự giới thiệu về bản thân) là chưa đủ vì nó chỉ mới xây dựng ở một phía (từ doanh nghiệp tới khách hàng) thông qua mối quan hệ hai chiều và do vậy không có sức hấp dẫn và uy tín với công chúng. PR đứng ở góc độ bên thứ 3 khách quan và có sức thuyết phục mới thực sự làm công chúng tin tưởng vào thông tin do bên thứ 3 giới thiệu như sản phẩm, dịch vụ, . ..

Không phải chỉ có những công ty hay thương hiệu lớn làm PR mà nghệ sĩ, người nổi tiếng, cán bộ Nhà nước, giới chính trị gia, . .. cũng làm PR một cách nhiệt tình. Với doanh nghiệp, PR không chỉ là hoạt động hướng ra bên ngoài (external) để tiếp cận khách hàng, công chúng mà còn PR nội bộ (internal) cũng quan trọng không kém trong việc xây dựng, củng cố và phát triển văn hoá doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ nhân viên vững mạnh.

3. Có những hình thức PR sản phẩm nào? Các cách PR sản phẩm hiệu quả?

3.1. Các hình thức PR sản phẩm truyền thống

  • Bài PR báo chí

Là hình thức PR qua bên thứ 3 (báo chí) để đăng một hoặc một chuỗi bài báo chứa đựng thông tin có giá trị về sản phẩm, dịch vụ nhằm giúp công chúng mục tiêu có cảm nhận, ấn tượng tốt và nhớ đến sản phẩm, dịch vụ.

Những bài PR sẽ không tập trung nói về sản phẩm hoặc các bài quảng cáo mà chỉ có góc nhìn khái quát, lấy một bối cảnh, câu chuyện hay sự kiện cụ thể để khéo hướng công chúng đến lĩnh vực mà sản phẩm, dịch vụ đang hướng tới. Ví dụ khi PR về sản phẩm sữa sạch thì chuỗi bài PR sẽ khai thác từng góc (angle) như: thế nào là sữa sạch, các tiêu chuẩn sữa sạch và tiêu chuẩn sữa sạch ở mỗi nước, ...

Các Hình Thức PR Sản Phẩm

  • Tổ chức sự kiện, hội thảo, workshop

Event cũng là một trong những cách PR truyền thống đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, các event của chiến dịch PR như event khai trương, hay các cuộc thi viết giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, hội thảo, workshop tương tác, . ..

  • Các hoạt động cộng đồng: Tài trợ (Sponsor) và CSR 

Tài trợ (bằng tiền mặt hoặc hiện vật) , hay bảo trợ truyền thông là một trong những cách làm PR truyền thống đem lại hiệu quả. Ngoài ra, CSR (Corporate Social Responsibilities – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) cũng là một hướng phát triển của hoạt động cộng đồng trong PR, khi doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm của mình (như bảo vệ môi trường, cung cấp nguồn nhân lực, gây quỹ, . ..) qua đó tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng.

  • Viết câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling)

Brand Storytelling, hay Brand Story là cách kể câu chuyện về thương hiệu thật hấp dẫn, xúc động, gây được chú ý, cảm hứng hoặc đồng cảm của công chúng, để công chúng nhớ và có ấn tượng với thương hiệu.

3.2. Các hình thức PR sản phẩm hiện đại 

  • Sử dụng Celebrities, Influencers và KOLs 

Celebrities, Influencers và KOLs là những người có uy tín hoặc có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó và họ sở hữu một cộng đồng lớn người hâm mộ. Với các cá nhân như vậy, cộng đồng followers của họ sẽ tiếp cận và quan tâm về thương hiệu hoặc dịch vụ. Đây là một hướng PR đem lại kết quả rất tốt, phù hợp với các lĩnh vực có cộng đồng KOLs/influencers phát triển như beauty – lifestyle bloggers, game – review – travel vloggers/Youtubers, . .

Các Hình Thức PR Sản Phẩm

  • Lợi dụng cộng đồng mạng và tạo ra tranh cãi thương hiệu

Đây là cách thức PR mà trong đó thương hiệu chủ động tổ chức những sự kiện gây chú ý trên mạng xã hội để gây ra nhiều luồng dư luận khác nhau nhằm gây phản ứng từ công chúng, qua đó làm hàng hoá, dịch vụ được biết tới một cách rộng rãi.

 

Còn rất nhiều cách làm PR khác dân Marketing có thể tham khảo khi xây dựng chiến lược truyền thông như: tham gia các show thực tế/gameshow (ví dụ Shark Tank) để xây dựng cộng đồng hướng về đối tượng khách hàng, hay dùng các "chiêu trò" PR như: cố ý đưa những bản "leak" bị "rò rỉ" nhằm lôi kéo công chúng, áp dụng chiến lược giảm giá "shock", tạo và phát tán các scandal "giả" sau đó cải chính lại. ..

Trước khi sử dụng những chiêu trò PR cần phải hết sức cẩn thận khi xây dựng các kịch bản truyền thông, vì với thông tin trên các trang web của bên thứ 3 thì doanh nghiệp không thể tiếp cận được khách hàng theo kịch bản 100%. Nếu không kiểm soát được rất có thể các chiêu trò pr sẽ khiến doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng truyền thông.

 

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm SD Group. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của SD Group để tìm hiểu các kiến thức mới mẻ về truyền thông và công nghệ nhé!