Ảnh Hưởng Của Khủng Hoảng Truyền Thông Tới Doanh Nghiệp Như Thế Nào?


Khủng hoảng truyền thông là một trở ngại và nỗi sợ hãi vô cùng to lớn của các doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến những vụ khủng hoảng truyền thông bắt nguồn từ nhiều phía khác nhau, có thể xuất phát từ ngoại cảnh hay nội tại doanh nghiệp. Nhưng chúng chỉ có duy nhất một điểm chung, đó chính là gây tổn thất nghiêm trọng cho đối tượng bị khủng hoảng. SD Group sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp.

1. Khủng hoảng truyền thông là gì?

Khủng hoảng truyền thông là khái niệm rất mới trong lĩnh vực Marketing nhưng cũng không có một định nghĩa nào mô tả chính xác thuật ngữ này. Dù vậy, doanh nghiệp có thể hiểu nôm na rằng khủng hoảng truyền thông là một hoặc nhiều sự cố, tình huống, sự kiện xấu phát sinh ngoài tầm kiểm soát của bộ phận truyền thông và marketing trong doanh nghiệp.

Khủng Hoảng Truyền Thông - SD Group

Những vấn đề này được ví như một "đám cháy" có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với danh dự và uy tín của một doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức.

2. Đặc tính của khủng hoảng truyền thông

2.1. Đột ngột và bất ngờ

Cũng như các "cơn sóng thần", khủng hoảng truyền thông thường "ập" đến một cách nhanh chóng và bất ngờ. Khi đối diện với những "cơn" khủng hoảng, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng bàng hoàng, sững sờ và không lường hết được hậu quả kế tiếp. Khủng hoảng truyền thông chính là "cơn đại bão" khó tránh khỏi. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có được những "kế sách" thích hợp nhằm "vượt bão" hiệu quả hơn.

2.2. Tốc độ lan rộng nhanh

Đặc tính đột ngột tạo cơ hội để các "cơn" bão lan nhanh. Nếu không có kịch bản từ trước thì doanh nghiệp sẽ khó kiểm soát tình hình và làm cơn bão lan nhanh với tốc độ "ánh sáng". Nhất là khi chúng ta đang ở giữa giai đoạn "đỉnh cao" của mạng xã hội thì một tin tức nhỏ cũng sẽ bị "gió cuốn đi" và "lan nhanh khắp các cánh rừng".

Khủng Hoảng Truyền Thông - SD Group

2.3. Gây thiệt hại nặng nề

Khủng hoảng truyền thông có thể gây tổn hại nặng nề cho hình ảnh, uy tín và vị thế của một doanh nghiệp trên thương trường. Khi các tin tức giả mạo này lan truyền rộng rãi thì uy tín của doanh nghiệp sẽ "tuột dốc không phanh" và tạo "làn sóng tẩy chay" lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và có thể làm doanh nghiệp ngừng sản xuất.

3. FAQs về quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông

3.1. Phải làm sao khi nhân sự không có kinh nghiệm quản lý khủng hoảng truyền thông?

Nếu nội bộ doanh nghiệp không có nhân sự chuyên về quản lý khủng hoảng thì bạn có thể xem xét việc mời một nhà tư vấn hoặc cộng tác với một cơ quan truyền thông và quản lý khủng hoảng.

3.2. Tiêu chí để lựa chọn người phát ngôn là gì?

Người phát ngôn cũng là "gương mặt" đại diện cho một doanh nghiệp. Vì vậy, khi lựa chọn người phát ngôn cho doanh nghiệp cần dựa trên các tiêu chí:

 – Được đào tạo bài bản

 – Có khả năng diễn đạt lưu loát, hoạt ngôn, chân thành và chịu khó

 – Có kỹ năng tốt trong việc giải quyết các vấn đề

 – Năng động, thông minh và nhiệt tình

 – Luôn có mặt 24/7 trong suốt quá trình diễn ra khủng hoảng

 – Có tinh thần "thép" và chịu đựng áp lực cao

Khủng Hoảng Truyền Thông - SD Group

3.3. Có những loại khủng hoảng truyền thông nào?

Một số loại khủng hoảng truyền thông phổ biến nhất hiện nay mà chúng ta thường thấy là:

  • Tài chính
  • Nhân sự
  • Tổ chức
  • Công nghệ
  • Natural

3.4. Các hình thức khủng hoảng truyền thông thường thấy?

  • Đa kênh
  • Nổi lên
  • Liền kề với bên hợp tác

3.5. Khi xây dựng kịch bản xử lý khủng hoảng truyền thông cần chú ý điều gì?

Khi viết kịch bản truyền thông, bạn cần chú ý 3 nguyên tắc "vàng ":

  •  Luôn giữ thái độ cầu thị và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của phóng viên
  •  Không né tránh giới truyền thông, nhà báo
  •  Cung cấp thông tin chân thực, khách quan, không quanh co, dài dòng

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm SD Group. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của SD Group để tìm hiểu các kiến thức mới mẻ về truyền thông và công nghệ nhé!