Mô Hình 7P Trong Marketing Mix là gì? Ứng Dụng Lập Kế Hoạch Marketing
7P trong Marketing là như thế nào? Đây là một thuật ngữ mở rộng từ 4P. Ngoài Product, Price, Place, Promotion còn có thêm People, Physical Evidence and Process. Biết yếu tố trong 7P mà dân marketing chưa nắm rõ sẽ giúp doanh nghiệp định vị đúng đối tượng và thị trường mục tiêu. Hãy cùng SD Group tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về!
Marketing Mix là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm 7P trong Marketing là như thế nào thì bạn cần phải nắm vững về Marketing Mix. Giải thích một cách đơn giản đây là một tiến trình yêu cầu nhà quản trị bán đúng sản phẩm hoặc kết hợp ở đúng nơi, đúng lúc với đúng mức giá để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, phần khó nhất là ở chỗ doanh nghiệp phải thực hiện tốt 4P rồi mới 7P trong doanh nghiệp.
7P trong Marketing là gì?
Trên thực tế, mô hình 7P cho dịch vụ được hình thành và phát triển từ mô hình 4P, thêm vào 3P là People, Physical Evidence, Process.
Cụ thể là:
1. Product (sản phẩm)
Sản phẩm là một mặt hàng được thiết kế để đáp ứng yêu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể. Đây là một yếu tố đầu tiên trong mô hình vì điều này sẽ tác động trực tiếp đến việc chọn lựa của người mua. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những gì họ nghiên cứu và làm ra có thể giải quyết vấn đề đó và theo sát nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Do đó, trong giai đoạn phát triển sản phẩm, Marketers phải có các cuộc nghiên cứu sâu về Product Life Cycle. Vòng đời của một mặt hàng sẽ gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn giới thiệu – Introduction.
- Giai đoạn tăng trưởng – Growth.
- Giai đoạn trưởng thành – Maturity.
- Giai đoạn thoái trào – Decline.
2. Price (Giá cả)
Giá được hiểu là tổng số tiền mà khách hàng đã bỏ ra để có được sản phẩm. Doanh nghiệp muốn cạnh tranh với đối thủ hiệu quả thì cũng cần định giá hợp lý. Nhà quản trị sẽ định giá đối với các doanh nghiệp dựa trên phân khúc thị trường và chi phí sản xuất. Điều chỉnh giá bán sản phẩm sẽ tác động mạnh lên toàn chiến lược Marketing. Đồng thời, doanh số và cầu cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
3. Place (Địa điểm)
Trong mô hình 7P các yếu tố then chốt sẽ là vị trí, nơi phân phối, tiếp thị và trao đổi mua sắm. Nhà quản trị cần tính số lượng tồn kho phù hợp đảm bảo sản phẩm luôn có sẵn tại địa điểm phân phối và đem lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh đó, bạn phải xác định nơi phân phối theo ví trí thích hợp. Tuy nhiên, muốn thực hiện điều này đòi hỏi người lãnh đạo cần có sự am hiểu sâu sắc về thị trường.
Trước khi chọn được kênh bán hàng phù hợp thì bạn cần xem xét các chiến lược phân phối sau:
- Phân phối chuyên sâu.
- Phân phối độc quyền.
- Chiến lược phân phối có chọn lọc.
- Nhượng quyền thương hiệu.
4. Promotion (Quảng bá)
Promotion hay quảng cáo là một hoạt động vô cùng quan trọng của Marketing bởi độ nhận biết thương hiệu và doanh số bán hàng sẽ được tăng cao qua giai đoạn này. Để khách hàng thực sự quan tâm đến sản phẩm của mình thì bạn cần tiến hành nhiều hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông điệp phải chuyển tải được rõ ràng và hấp dẫn khách hàng.
Yếu tố quảng bá trong mô hình 7P bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như sau:
- Tổ chức về bán hàng.
- Quan hệ công chúng.
- Quảng cáo, khuyến mãi.
- Xúc tiến bán hàng.
5. People (Con người)
Yếu tố con người bao gồm cả các khách hàng tiềm năng và những người liên quan trực tiếp với doanh nghiệp. Do vậy, các nhân viên bán hàng cần được đào tạo chuyên nghiệp nhằm đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Bởi vì đây là nhóm người sử dụng cuối cùng.
Giải pháp của mô hình marketing 5P sẽ được dựa trên Triết lý Maslow, bao gồm 5 yếu tố: Mục đích – Niềm tin – Hợp tác – Bảo vệ và Cá nhân hoá. Khi kết hợp 5 yếu tố chặt chẽ này sẽ tạo sự gắn bó vững chắc giữa doanh nghiệp và khách hàng
Điều quan trọng là lãnh đạo phải biết tuyển chọn và huấn luyện theo lộ trình cụ thể dù cho đó là người ở bất cứ bộ phận nào từ dịch vụ khách hàng, Copywriter, lập trình viên, . .. Người được đào tạo và rèn luyện tốt sẽ đóng góp vào việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Process (Quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ)
Yếu tố cuối cùng của 7p trong Marketing dịch vụ là Process. Đây là một trong các yếu tố then chốt của chiến dịch quảng cáo. Quy trình, thời gian làm việc nhanh và phù hợp với quy định luôn được đánh giá cao. Sự trải nghiệm sản phẩm, kỹ năng của nhân viên và thái độ phục vụ, tất cả sẽ ảnh hưởng đến sự tin tưởng của họ dành cho công ty.
7. Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ Marketing)
Physical Evidence là hoạt động trải nghiệm của người mua hàng với doanh nghiệp về sản phẩm/dịch vụ. Người lãnh đạo cần đảm bảo quy trình hoạt động được thống nhất và kiểm soát chặt chẽ. Vì tính chất của nhóm ngành dịch vụ là sự trừu tượng và cần có những chứng cứ "hữu hình" để khách hàng dễ dàng nhận biết các dịch vụ được cung cấp.
Chúc các bạn thành công áp dụng mô hình 7P, cảm ơn các bạn đã ghé thăm SD Group. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của SD Group để tìm hiểu các kiến thức mới mẻ về truyền thông và công nghệ nhé!